Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Sự ra đời của môn bóng chuyền tại Việt Nam

Sự ra đời của môn bóng chuyền tại Việt Nam

luật chơi bóng chuyền

Môn bóng chuyền ra đời vào cuối thế kỷ 19, non nửa thế kỷ sau, những năm đầu của thập kỷ 20, môn này đã du nhập vào nước ta. Có thể thấy, ngay từ thuở trứng nước, bóng chuyền đã nhanh chóng trở thành môn thể thao được người Việt Nam ưa thích và qua biết bao thăng trầm của đất nước, môn thể thao giàu chất Olympic này được duy trì, ngày càng phát triển, để đến hôm nay bóng chuyền Việt Nam (BCVN) xứng đáng, tự hào và khiêm nhường xiết tay nhau cùng hướng về phía trước. Đáng ghi nhận nhất, đại gia đình BCVN được vinh dự lớn đồng hành cùng dân tộc và có những đóng góp nhất định trong sự nghiệp xây dựng nền thể thao theo tư tưởng “vì dân cường nước thịnh” mà Bác Hồ đã dạy.
cách phát bóng chuyền

Các cô gái Việt Nam đã có một bước tiến dài so với lịch sử của môn chơi này.
Theo những chuyên gia và qua những kết quả nghiên cứu, bóng chuyền (BC) du nhập vào nước ta bằng nhiều con đường khác nhau: ban đầu là các lái buôn người Ấn Độ, Trung Hoa, Pháp, sau đó là những thành viên của bộ máy cai trị của thực dân Pháp đưa qua xứ Đông Dương. Vì vậy, nhiều yếu tố chuyên môn như luật chơi và những quy định khác đã được định hình. Thời kỳ đầu, môn BC chỉ phổ biến trong giới học sinh người Hoa ở Hà Nội, Hải Phòng và ở một số thành phố khác.
Năm 1927, trận đấu BC đầu tiên được tổ chức giữa người Hoa ở Hải Phòng và Hà Nội. Năm 1928, trận đấu giao hữu giữa đội Việt Nam và Pháp được tổ chức tại Bắc Kỳ. Không lâu sau, BC cùng những môn thể thao khác như: bóng đá, bóng bàn và tennis là những môn chơi khá phổ biến. Riêng tại Hà Nội, thời kỳ Mặt trận bình dân, chính là thời kỳ BC có thêm các sân chơi ở các trường Albert Saraut, Bưởi (Chu Văn An) và một số địa điểm khác như khu vực nhà máy rượu, sân Pasteur, sân Manzin (Cột Cờ).
doi tuyen bong chuyen nam viet nam
Hình ảnh Bác Hồ chơi bóng chuyền là một kỷ niềm sâu sắc và là niềm tự hào của riêng môn bóng chuyền.
Sau cách mạng tháng Tám, chính quyền thuộc về tay nhân dân, ngày 27 tháng 3 năm 1946, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục và lời kêu gọi của Người đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân trong cả nước hưởng ứng. Từ đây, BC được phổ cập rộng rãi hơn và trở thành một môn thể thao chủ yếu được tập luyện của những đơn vị bộ đội, cơ quan, trường học ở chiến khu Việt Bắc, khu 4, khu 5 và ngay cả trong các vùng địch tạm chiếm.
Hình ảnh Bác Hồ chơi bóng chuyền cùng cán bộ chiến sỹ ở chiến khu Việt Bắc là một kỷ niệm sâu sắc và là niềm tự hào mà chỉ riêng môn BC mới có.Và ngay ở thời kỳ này đã xuất hiện một số giải BC mang tính khu vực, như: Giải vô địch Liên khu 3 cho 3 tỉnh: Hải Dương, Thái Bình và Hưng Yên; Giải vô địch Liên khu 5 cho Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Tuy nhiên, phải đến ngày hòa bình lặp lại sau hiệp định Giơ-ne-vơ (1954), môn BC mởi đủ điều kiện đi vào quỹ đạo mới và có nền tảng để tồn tại và phát triển.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét