Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Các món ăn từ yến xào tốt cho bé

Yến sào là một món ăn bổ dưỡng dành cho hầu hết mọi đối tượng, và trong đó có trẻ em. Tuy nhiên, cách chế biến yến sào cho bé không hoàn toàn giống với dành cho người lớn. Hôm nay tôi  xin hướng dẫn mốt số cách đơn giản sau đây để có món ăn thơm ngon dành cho bé yêu nhà bạn.

Khẩu vị của các bé rất đơn giản, không quá cầu kì như người lớn. Vì vậy các mẹ chỉ cần chế biến những món ăn đơn giản nhưng đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Với sở thích hảo ngọt, yến sào chưng đường phèn luôn là món khoái khẩu của các bé.


Món yến chưng đường phèn

Một trong những cách chế biến yến sào cho bé có thể kể tới món tổ yến chưng đường phèn. Với món ăn từ yến sào hết sức phổ biến này, cách thực hiện cũng không quá cầu kỳ, bé lại dễ ăn nên các mẹ rất chịu khó làm cho bé. Để có được món tổ yến chưng đường phèn, bạn tiến hành làm cho yến sào thật sach và cho vào nước để ngâm nở. Tiếp theo là đổ nước vào nồi để chưng cách thủy. Thời gian không quá lâu, chỉ khoảng 20 phút nên các mẹ cố gắng kiên nhẫn thực hiên. Đến lúc chín thì mẹ cho thêm một chút đường phèn vào chén, tiếp tục chưng thêm khoảng 10 phút nữa với mục đích cho đường phèn nhanh tan.

Để cho món ăn thơm ngon và dễ ăn hơn, bạn nên cho bé ăn vào lúc còn nóng. Thêm 1 chút gừng để món ăn hài hòa hơn.Yến chưng đường phèn, mật ong

Giống như yến chưng đường phèn, các mẹ bỏ ít đường phèn lại và chỉ cần thêm chút mật ong.

Yến chưng xong có màu trong, nước có màu vàng nhẹ của mật ong, mùi mật ong thơm phức.

Đặc biệt, Yến chưng đường phèn, mật ong trị ho rất tốt cho các bé.

Yến chưng sữa trứng

Sữa luôn là đồ uống yêu thích của các bé. Kết hợp sữa, trứng với yến sào sẽ dễ dàng đánh thức bản tính háu ăn của bé, giúp bé ăn ngon miệng.

Cách thực hiện món này như sau:

Cho yến đã làm sạch và ngâm nở vào chén, sau đó chưng cách thủy 25 – 30 phút.

Thêm 20g đường phèn vào sữa tươi, đun tan đường, rồi để nguội.

Cho hai lòng đỏ trứng gà vào chén khuấy đều, thêm sữa, tiếp theo cho giấm gạo, khuấy đều và lược qua rây, cho thêm caramen vào khuôn.

Múc hỗn hợp sữa tươi và trứng gà vào khuôn, hấp cách thủy 30 phút đến khi hỗn hợp đông đặc.

Lấy bánh ra đĩa, phủ thêm lớp yến hấp lên bánh, rưới nước sốt caramen lên trên.

Món bánh thơm phức, kích thích cả khứu giác và vị giác của trẻ, khiến trẻ không ngần ngại mà thưởng thức ngay.

Yến sào kết hợp thập cẩm

Ngoài những cách chế biến yến sào cho bé kể trên, các bạn cũng có thể kết hợp yến sào với những loại thức ăn khác như là thịt, hải sản hoặc là rau củ quả rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Những loại thực phẩm này rất dồi dào nguồn năng lượng, chất dinh dưỡng nên mẹ có thể yên tâm mỗi khi cho bé ăn. Các mẹ có thể chế biến đa dạng và thay đổi thành những món ăn khác nhau như cháo thịt bằm, chào gà, soup cua thế nhưng mỗi loại cần kết hợp với tổ yến.


Yến sào Khánh Hòa – dinh dưỡng trọn vẹn cho bé yêu.

Để có món ăn thơm ngon, việc lựa chọn nguyên liệu là quan trọng nhất. Yến sào Khánh Hòa là nguyên liệu hoàn hảo mang đến những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho con yêu của bạn.Yến sào Khánh Hòa cho món ăn yến sào thơm ngon đúng vị

Tổ yến thiên nhiên kết hợp cùng công nghệ hiện đại mang đến những món ăn thuần khiết nhất, lưu giữ trọn vẹn hương vị và dưỡng chất trong tổ yến. Yến sào nguyên tổ Khánh Hòa chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng về chất lượng.

Yến sào giúp chị em phụ nữ vừa đep vừa khỏe

Theo số liệu nghiên cứu, trong yến sào có 18 loại acid amin, có cấu trúc glucoprotein, có năng lượng cao, giúp cơ thể dễ hấp thụ. Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào rất phong phú, có đến 31 nguyên tố là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể,giúp ổn định thần kinh trí nhớ.

Yến sào còn có công năng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dịứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ.


Chưa vội bàn đến tác dụng chữa bệnh hay tăng cường sức đề kháng, phục hồi sức khỏe của yến sào, trước hết chúng ta hãy cùng khám phá những tác dụng của loại thực phẩm thiên nhiên quý giá này đối với hành trình chinh phục một làn da mịn màng và một cơ thể khỏe đẹp của các chị em phụ nữ.

Trên thực tế, yến sào còn được nhiều người xem như là một “trợ tá đắc lực” giúp duy trì sức khỏe và sắc đẹp cho phụ nữ. Yến sào chứa nhiều threonine, là chất hình thành elastine và collagen giúp ngăn ngừa lão hóa, duy trì làn da tươi trẻ, giúp kéo dài nét thanh xuân cho chị em. Hơn nữa, trong yến chỉ có đường tự nhiên galactose mà không chứa chất béo, có thể dùng mỗi ngày mà không sợ tăng cân. 

Yến sào đã được các chuyên gia khoa học chứng minh có khả năng kích thích tăng trưởng tế bào và biểu bì, giúp sửa chữa các tế bào bị tổn thương, phục hồi các cơ, các mô và da – đây chính là yếu tố căn bản nhất trong quá trình làm đẹp da. Threonine có trong yến sào là chất hình thành elastin và collagen tác dụng ngăn ngừa lão hóa, duy trì làn da tươi trẻ, giúp kéo dài nét thanh xuân cho chị em.

Ngoài ra, yến có chứa những thành phần dinh dưỡng như: các dưỡng chất Glyco-proteins, vitamin B, axit amin và các loại axit béo giúp bổ sung độ ẩm cho da, giúp da luôn khỏe khoắn và rạng ngời; tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch; thanh nhiệt cơ thể; hoàn thiện hệ tiêu hóa và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng…


Sử dụng yến sào một cách thường xuyên sẽ giúp giữ mãi nét thanh xuân của chị em phụ nữ và một làn da mịn màng mà không một mỹ phẩm nào so sánh được. Mỹ phẩm chỉ giúp lấp đi khuyết điểm tạm thời, nhưng với yến sào, chị em phụ nữ có thể hoàn toàn yên tâm bởi nét thanh xuân sẽ được kéo dài một cách thật đơn giản và hiệu quả.

Công dụng ,cách chế biến và bảo quản tổ yến

Theo số liệu nghiên cứu, trong yến sào có 18 loại acid amin, có cấu trúc glucoprotein, có năng lượng cao, giúp cơ thể dễ hấp thụ. Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào rất phong phú, có đến 31 nguyên tố là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể,giúp ổn định thần kinh trí nhớ.

Yến sào còn có công năng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dịứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ.
Tác dụng của yến sào với phụ nữ
Đối với phụ nữ, dưỡng chất threonine hình thành nên elastine và collagen, 2 hợp chất có tác dụng tích cực với nhan sắc và làn da phụ nữ như giảm mụn, làm sáng và mịn da, giảm nám và ngăn ngừa lão hoá. Đặc biệt, ở phụ nữ mang thai, các dưỡng chất của tổ yến còn làm giảm mệt mỏi, căng thẳng và cung cấp khoáng chất cho thai nhi.
Tác dụng của yến sào giúp người già
Yến sào cũng giúp người già chống lão hóa và bệnh tật; phục hồi sức khỏe; tăng khả năng trao đổi chất; tăng cường miễn dịch; cải thiện chức năng tim và giảm huyết áp… Ngoài ra, yến còn được dùng để bồi bổ người bệnh, giúp người ốm mau hồi phục thể lực.

Tác dụng của yến sào đối với trẻ em

Rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ tỏ ra băn khoăn không biết giai đoạn nào thì nên cho trẻ dùng tổ yến. Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm -Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ ở lứa tuổi ăn dặm (từ 07 tháng trở lên) đã có thể sử dụng tổ yến dần dần. Tổ yến đặc biệt rất tốt cho trẻ bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, đêm ngủ không ngon giấc hoặc bị các bệnh về phổi, viêm phế quản. Nếu dùng tổ yến thường xuyên sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa của bé, giúp cơ thể bé phát triển mạnh khỏe và khả năng miễn dịch, sức đề kháng cũng được cải thiện đáng kể.

Đối với trẻ em ở độ tuổi đi học cũng nên dùng tổ yến, nhất là trong mùa thi cử, kiểm tra vì các nguyên tố vi lượng có trong tổ yến như Mn, Zn, Cu, Br sẽ giúp cho hệ thần kinh của bé ổn định, tăng cường trí nhớ, và chống tình trạng mệt mỏi do học hành căng thẳng.
Chế biến tổ yến

Tổ yến nếu chế biến không đúng cách như chưng nấu quá lửa, đun lâu hay mau hoặc bỏ nhiều đường phèn đều làm hao phí chất dinh dưỡng.

Sau khi mua về, yến thô (còn nguyên tổ) cần phải làm sạch lông bám và tạp chất, ngâm vào nước sạch 20 phút rồi đổ bỏ nước đã ngâm. Tổ yến thô sau khi được sơ chế được gọi là yến tươi.


Khi chế biến yến sào cần duy trì nhiệt độ vừa phải, không để sôi trên 100 độ C, chưng cách thủy chứ không nấu trực tiếp. Tùy theo món ăn chế biến, chị em có thể chưng yến với đường phèn, hạt sen, táo đỏ hay mật ong... Dù chưng với thành phần nào cũng phải bỏ đường phèn để yến có vị ngọt thanh và mất đi mùi tanh. Tuy nhiên, không nên cho nhiều đường phèn làm giảm tác dụng của yến sào. Yến chỉ nên dùng khi ấm nóng, để nguội mất ngon.
Bảo quản yến

Bảo quản sai cách cũng gây mất chất yến, thậm chí gây đau bụng, bất lợi cho tiêu hóa. Yến thô nên cất giữ nơi khô ráo, tránh nơi quá kín có ẩm mốc hoặc có ánh sáng chiếu vào (năng lượng ánh nắng mặt trời có thể phá vỡ cấu trúc và thành phần dinh dưỡng của tổ yến).

Yến tươi cần để ráo nước, đựng trong hộp có nắp đậy và cất giữ trong ngăn mát tủ lạnh được khoảng một tuần. Để tiện lợi cho việc thưởng thức, chị em có thể chế biến lượng yến lớn mỗi lần và chia nhỏ, bỏ tủ lạnh ăn dần trong một tuần.


Nếu muốn để vài tháng hoặc một năm, tổ yến sau khi nhặt sạch lông cần sấy khô bằng quạt trong khoảng khoảng 14 tiếng. Khi sợi yến hoàn toàn khô ráo thì cất vào hộp kín hoặc túi hút chân không, đặt nơi tránh ánh sáng mặt trời. Tổ yến không ăn được nếu bề mặt chuyển màu đen, do vi khuẩn ăn mòn hoặc bị oxy hóa nghiêm trọng.

Cách làm YẾN SÀO CHƯNG DỪA TƯƠI

Yến Sào là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, ngày xưa yến sào chỉ được dùng cho vua chúa nên nó còn có tên gọi “món ăn vua chúa”, đứng đầu trong tất cả các loại sơn hào hải vị.

Yến Sào tự nhiên được tìm thấy nhiều nhất ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa…Theo tiến sĩ sinh học Nguyễn Khoa Diệu Thu nhận định: Sau 5 lần đến Phú Yên khảo sát chim yến, đây là loại yến hàng Amechanus có sải cánh trung bình 114mm, trọng lượng khoảng 12,6g, mỗi năm làm tổ 2 lần, khoảng giữa tháng Chạp đến Tết Đoan Ngọ. Thực tế ghi nhận, tổ yến ở Phú Yên rất dày, sạch, 1kg có khoảng 70-80 tổ. Với nguồn thức ăn dồi dào từ bãi bồi sông Ba, con sông chảy giữa thành phố Tuy Hòa, và các cù lao xanh tươi, trù phú, nên nguồn thức ăn cho chim Yến rất phong phú và không bị ô nhiễm môi trường.

Có thể nói Yến Sào sử dụng được cho tất cả mọi người: nam, phụ, lão, ấu….Đây là món ăn được coi là cao lương mỹ vị của các quốc gia Đông Nam Á, như: Hồng Kong, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam…

Yến sào có thể được chế biến làm rất nhiều món ăn ngon một trong số đó là món YẾN SÀO CHƯNG DỪA TƯƠI với nhiều công dụng tuyệt vời .Sau đây tôi xin hướng dẫn các bạn cách làm món này 
Về chuẩn bị nguyên liệu:
- 10g tai yến
- 2 quả trứng gà
- 200ml sữa tươi
- 1 trái dừa tươi
- 20g nước cốt dừa
- 30g đường

Cách thực hiện yến sào chưng dừa tươi:

- Bước 1: Làm sạch tổ yến, nếu bạn không có thời gia thì khi mua yến bạn nhờ luôn nhân viên cửa hàng làm sạch giúp bạn nhé.
- Bước 2: Cho 2 trứng gà vào tô và đánh tan phần trứng này. Sau đó cho đường vào đánh đều và cho tiếp sữa tươi quậy đều thành hỗn hợp trứng sữa.
- Dừa xiêm cắt phần trên của trái dừa thành 1 cái nắp, giữ lại phần nắp này. Bạn lấy phần nước dừa ra, chỉ để lại trái nguyên.
- Đổ hỗn hợp trứng sữa vào trái dừa, đậy nắp và niêm phong bằng giấy. Chưng cách thủy trong 15 phút.
Bước 3: Thêm nước cốt dừa, một chút đường cùng với tổ yến sào vào và chưng thêm 40 phút.

Món ăn này rất tốt cho hệ hô hấp và hệ tim mạch, nuôi dưỡng phổi, loại bỏ nhiệt và làm giảm huyết áp. Phù hợp với mọi lứa tuổi nhé.

Những điểm thư giản của mùa thu Sài Gòn

 không phải bỗng dưng mà một năm được chia làm bốn mùa, nên dù chưa hoặc rất khó để nhận biết thì thu Sài Gòn vẫn về đâu đó mỗi khi ta bóc vội trang lịch tháng Chín để lật sang tháng Mười. Có lẽ vì chẳng có khúc chuyển mùa rực rỡ từ hạ sang thu trên mảnh đất phương.
Với câu hỏi đó chắc chắn sẽ có không ít người Sài Gòn ngập ngừng, rồi lắc đầu vì không biết tả như thế nào, hay cũng sẽ có người nói : “Sài Gòn làm gì có mùa thu!” 
Có chăng chỉ là hai mùa mưa nắng cứ tất bật quay vòng hết năm này sang năm khác, tất bật như chính cuộc sống nơi đây vậy. Nhắc đến Sài Gòn người ta nghĩ ngay đến khói bụi và những dòng xe nối đuôi nhau bất tận, đến những ngày đang nắng gay gắt bỗng cơn giông kéo mây đen về thật nhanh, mưa như trút nước, nhưng chỉ một lúc thôi thì trời quang mây tạnh và nắng lại trải dài trên những con đường vẫn còn loang loáng nước mưa. Có chi tiết gì để làm nên một mùa thu Sài Gòn cơ chứ?


Bây giờ đang là lúc thu về đó, Sài Gòn ơi!

Mùa thu ghé ngang Sài Gòn khi tiết trời bỗng se se lạnh vào buổi sáng sớm. Cái lạnh nhè nhẹ dìu dịu, chẳng đủ để ai hít hà xuýt xoa. Cái lạnh chỉ vừa chớm, khi những cơn gió heo may làm tóc ai bay bay trong buổi sớm tinh mơ. Có cô bé đi phía bên kia đường nhè nhẹ kéo kín cổ chiếc áo khoác mỏng, hành động đơn giản thôi, mà sao thấy dễ thương quá. Cứ mải nhìn theo, để rồi phải giật mình quay đầu giấu ánh mắt nhìn trộm, khi bắt gặp đôi mắt ai kia trong veo như trời Sài Gòn vào thu.

Và Sài Gòn có những cơn mưa bất chợt. Những cơn mua rào hay chỉ những cơn mưa bay bay.Đây chính là mùa thu của Sài Gòn .Rất đặc trưng chẳng nơi nào giống như Sài Gòn cả .Nào hãy cùng tôi điểm qua vài địa điểm thư giản trong những ngày thu Sài Gòn nhé 


Khu du lịch Văn Thánh


Tọa lạc gần ngã tư hàng xanh, KDL Văn Thánh với những trảng cỏ bạt ngàn, hàng dừa xanh mát, hồ bơi rộng thoáng, thức ăn giá rẻ… là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn nghỉ dưỡng một ngày mà không muốn đi xa. Đến đây, bạn có thể chọn bất kỳ chỗ ngồi nào cho mình và bạn bè, đến những căn chòi nhỏ dọc bờ sông. Ngoài cái thoáng mát, dễ chịu của một ngôi chòi trên nước, mỗi chòi còn được trang bị một giường gỗ và một bếp than nướng đáp ứng nhu cầu BBQ hay nghỉ ngơi của bạn. Một trong những điểm đến “mì ăn liền” cho dân du lịch Sài Gòn.

Khu du lịch Kỳ Hòa

Tọa lạc ngay trung tâm thành phố, KDL Kỳ Hòa xanh mát với khu công viên, trung tâm xanh mát với khu công viên, trung tâm hội chợ quốc tế, khách sạn hiện đại và cả một hệ thống nhà hàng. Tại đây có đủ các loại hình vui chơi giải trí dành cho người lớn và trẻ em như bơi thuyền trên hồ, đu quay đứng, bập bênh, đi xe lửa vòng quanh đất nước, nhà cười, sở thú mini…
Địa chỉ:12 đường 3 tháng 2, Q 10.

Vườn cò

Vườn cò là địa danh tập trung, nghỉ ngơi và vui chơi với bạn bè quen thuộc của giới trẻ quận 9 và quận Thủ Đức nói riêng và giới trẻ thích du lịch Sài Gòn nói chung. Điểm nhấn tuyệt đẹp của địa danh này là bức tranh hoàng hôn trên thuyền giữa sông ngắm từng đàn cò về tổ. Chỉ đẹp vào thời khắc đó nên với những người lần đầu đến (vào ban ngày, đi ít người) có thể hơi buồn chán và đơn điệu. Thế nhưng, với cái rộng rãi, thoáng mát của một khu đất được phủ xanh cây cối, đây là địa điểm lý thú cho những cuộc gặp mặt, họp bạn, chơi trò chơi lớn hay ăn uống nghỉ ngơi. -  

Những điểm thư giản tại Hà Nội

Sau một tuần làm việc căng thẳng, những ngày cuối tuần là một cơ hội tuyệt vời để bạn lấy lại năng lượng và hưởng thụ cuộc sống. Còn gì đẹp hơn khung cảnh bạn và người thân cùng thư giãn, nghỉ ngơi và chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ.

Bạn có thể đi trong ngày hoặc tận hưởng cả 2 ngày cuối tuần với những địa điểm mà tôi giới thiệu dưới đây. Chỉ mất 1-2h trên xe để được "trốn" khỏi Hà Nội ồn ào, náo nhiệt và đến với những trải nghiệm tuyệt vời, bạn hãy thử xem sao.
 
Hồ Tây 

Đến với Hà Nội, du khách không chỉ ấn tượng với “ba sáu phố phường” mà còn là cây xanh, hồ nước. Bên cạnh vẻ đẹp mơ màng của Hồ Gươm đã đi vào thi ca, Hồ Tây cũng là địa danh nổi tiếng gắn liền với lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Hồ Tây là một trong số những địa điểm có khung cảnh đẹp, không gian thoáng đãng ở Hà Nội. Hồ Tây có nhiều di tích thắng cảnh nổi tiếng như chùa Trấn Quốc, đền Quan Thánh, chùa Vạn Niên, chùa Kim Liên… hồ Tây còn là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn của thủ đô với nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí. Hồ Tây là niềm tự hào của quận Hà Nội về diện tích rộng lớn, vẻ đẹp thiên nhiên và các dấu tích văn hóa, lịch sử, nhân văn gắn liền với sự phát triển của đất kinh kỳ nghìn năm văn hiến.

Làng cổ Đường Lâm



Làng cổ Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây – Hà Nội. Nằm cạnh quốc lộ 32, Đường Lâm thu hút du khách bởi những nếp nhà cổ kính và không gian văn hóa của một làng Việt xưa có sức sống trường tồn theo năm tháng.
Du khách tới Đường Lâm thường đi trong ngày, nếu gia đình bạn có con nhỏ nên chọn những ngày mát mẻ, thời tiết dễ chịu tránh những ngày nắng nóng. Để tham quan hết làng cổ Đường Lâm có thể đi bộ hoặc bạn nên cố gắng thương lượng để thuê xe đạp của những hộ dân ở đây với giá từ 20- 30 ngàn đồng.



Đường Lâm hiện có 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Có những ngôi nhà được xây dựng từ thế kỷ 17. Ngoài các nhà cổ, bạn còn được thăm chùa Mía, đình Mông Phụ. Đã tới Đường Lâm bạn nên đi thêm khoảng 1km để thăm đền thờ Phùng Hưng, lăng Ngô Quyền.

Đặc sản Đường Lâm có món tương nức tiếng không thua kém gì tương Bần. Dịch vụ ăn uống ở Đường Lâm còn khá hạn chế, chỉ phục vụ được một số ít người và hết sức đơn giản, do đó, khi tới làng Mông Phụ, bạn nên tìm quán ăn để đặt cơm trưa trước, sau đó mới đi khám phá ngôi làng cổ.

Thứ Tư, 14 tháng 10, 2015

Một vài cảnh đẹp của thu Hà Nội

Giữa tháng 10, Hà Nội có những ngày đẹp nhất trong năm, khi nắng nhẹ thoảng trong những cơn gió hanh hao. Sáng, bình minh muộn se se lạnh, khi mở cửa sổ, người ta khó mà kìm lòng được để bước ra đường, để tận hưởng hương hoa sữa thơm nồng nàn theo từng bước chân, để sà vào gánh hàng rong mua một nắm cốm xanh non, hay để ôm về nhà một đóa cúc tươi như màu nắng.Giữa tháng 10 , phố chầm chậm trôi theo tiếng tích tắc của thời gian và sự hối hả của lòng người khi tan tầm ngược gió. Chiều buông nhẹ hững hờ chạm vào mái phố buồn thiu nằm khép mình trong con hẻm nhỏ, nắng tháng 10 mải miết gọi gió ùa về miên man. Là cái nắng thu vàng hanh hao, se sẽ vương đầy kí ức xưa cũ mèm. Gió la đà, len lỏi vào những tán cây ven đường dụ dỗ vô vàn chiếc lá theo tiếng gọi ới a của mùa thu trút đầy gốc cây.
Dường như cơn gió heo may khiến lòng người mênh mang, buồn thiu, ủ rũ như chú mèo mướp cuộn tròn mình bên xó bếp. Cành cây khẳng khiu trơ trọi nhìn lá buông trong tiếc nuối… Thả bước chân xuống phố, ai đó đứng dưới mái chờ xe bus, lặng lẽ nhìn theo từng chiếc lá nối đuôi nhau rơi xào xạc mặt đất đông người lại qua. Chợt thấy lòng buồn tênh, lại một mùa lá đổ, rồi sẽ có một mùa lá mới đang đâm chồi. Hà Nội tháng 10 là thế nhẹ nhàng , mang một chút buồn , nhưng lại rất đẹp .
Hãy cùng tôi lượn một vòng những cảnh đẹp nên thơ ở Hà Nội những ngày tháng 10 này nhé .

Vườn hoa Nhật Tân

vườn hoa Nhật Tân- một địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội rất được yêu thích
Nằm trên đường Âu Cơ thuộc quận Tây Hồ, không chỉ trong những dịp Tết đến xuân về Vườn hoa Nhật Tân mới thu hút các bạn trẻ đến chụp ảnh, ngắm những vườn hoa mênh mông đầy màu sắc, mà bất cứ ngày nào trong năm đây cũng là một trong những địa điểm chụp ảnh đẹp được các bạn trẻ rất thích.
các bạn trẻ chụp ảnh ở vườn hoa Nhật Tân


Đầm sen Hồ Tây


Đầm sen Hồ Tây-một trong những địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội quen thuộc
Nằm cuối con đường Tô Ngọc Vân thuộc quận Tây Hồ. Đầm sen Hồ Tây là địa điểm chụp ảnh ở Hà Nội rất lý tưởng cho các bạn trẻ đến để hòa quyện và chụp hình mỗi khi mùa sen nở.


Cứ mỗi mùa sen nở là các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn nữ lại nô nức rủ nhau ra đầm sen Hồ Tây để chụp cho mình những tấm ảnh tuyệt đẹp, mang sắc thái của những thiếu nữ ngày xưa với những bộ áo yếm lưng trần hay những tà áo dài thướt tha.

nhiều bạn trẻ đến đầm sen để chụp cho mình những bức ảnh với tuyệt đẹp

Bãi Đá Sông Hồng


Bãi đá sông Hồng- một trong những điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội
Bãi đá sông Hồng rộng rãi thoáng mát, nằm ngay bên bờ sông Hồng. Bãi cát trải dài và rộng .Đây là một địa điểm chụp ảnh đẹp ở Hà Nội rất lý tưởng cho các đôi tình nhân, đặc biệt là những cặp vợ chồng sắp cưới đến để chụp ảnh cưới lãng mạn với những cỗ xe ngựa, chiếc ghế treo, xích đu, cầu gỗ…
Đường đi vào bãi đá sông Hồng, các bạn đi tới ngõ 264 Âu Cơ rồi đi thẳng qua những khu vườn là đến được bãi đá sông Hồng.

Yến sào hầm đuôi heo món ăn tốt cho bà mẹ mang thai

Nếu chị em phụ nữ đang trong quá trình mang thai hoặc cho con bú nên sử dụng thêm yến sào trong quá trình ăn uống. Bởi yến sào được coi là loại thuốc bổ hoàn hảo cho mẹ và bé. Thành phần trong yến sào chứa nguồn dinh dưỡng quý giá như sau: 45-55% protein, axit amin thiết yếu và 31 nguyên tố vi lượng cho sự phát triển cần thiết cho bé và tốt cho sức khỏe của mẹ.

Có lẽ chưng tổ yến với đèn phèn , nấu chè yến với táo đỏ, hạt sen.... là cách mà mọi người thường chọn vì nó đơn giản và dễ làm nhất, nhưng ăn hoài cũng ngán. Để thay đổi khẩu vị, chế biến yến sào thế nào để vừa hấp dẫn, vừa đẹp mắt và kết hợp giữa yến sào và thực phẩm hằng ngày thành món ăn bổ dưỡng nhất. Cùng yến sào Trung Nam tìm hiểu món yến sào hầm đuôi heo.

1. Nguyên liệu:

Để làm món yến sào hầm đuôi heo này, các bạn cần chuẩn bị những vật liệu sau:

- 10g tổ yến (Khoảng 1 tai yến)

- 500g đuôi heo

- 3 trái bắp non

- 2 củ cà rốt

2. Cách thực hiện món yến sào hầm đuôi heo

Bước 1: Sơ chế

- Làm sạch Tổ Yến, ngâm khoảng 30 – 45 phút cho yến nở đều.

- Đuôi heo rửa sạch và làm sạch lông và chặt khúc.

- Bắp non và cà rốt rửa sạch, cắt khúc.

Bước 2: Nấu sôi nước và cho đuôi heo, gia vị vào hầm. Khi đuôi heo gần mềm thì cho thêm bắp và cà rốt vào hầm đến khi chín mềm.

Bước 3: Tổ yến sào chưng riêng khoảng 40 phút. Sau đó cho súp đuôi heo vào tô, cho thêm yến sào đã chưng vào dùng nóng. Món này rất tốt cho bà bầu hoặc mẹ đang thời kỳ cho con bú.

Cách chế biến yến sào tiềm gà ác thuốc bắc ngon nhất

Hằng ngày phải bận bịu với bộn bề công việc từ văn phòng đến chăm sóc nhà cửa, phần lớn các chị em phụ nữ thường lựa chọn những món ăn giản dị, dễ nấu và nguyên liệu phổ biến. Tuy nhiên, tài năng ẩm thực của các chị không vì thế mà bị giới hạn. Vào những ngày cuối tuần rãnh rỗi, các chị vẫn có thể trổ tài nấu nướng với những món ăn cầu kì, đậm đà hương vị để chiêu đãi cho cả gia đình

Hằng ngày phải bận bịu với bộn bề công việc từ văn phòng đến chăm sóc nhà cửa, phần lớn các chị em phụ nữ thường lựa chọn những món ăn giản dị, dễ nấu và nguyên liệu phổ biến. Tuy nhiên, tài năng ẩm thực của các chị không vì thế mà bị giới hạn. Vào những ngày cuối tuần rãnh rỗi, các chị vẫn có thể trổ tài nấu nướng với những món ăn cầu kì, đậm đà hương vị để chiêu đãi cho cả gia đình. Để bồi bổ những người thân yêu sau một tuần học tập, làm việc vất vả thì các món ăn từ yến sào hẳn sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho người nội trợ. Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau học cách chế biến yến sào tiềm gà ác thuốc bắc vô cùng thơm ngon và bỗ dưỡng cho mọi người nhé.

Tổ yến tiềm gà ác thuốc bắc
Nguyên liệu
- 30g tổ Yến đã ngâm nở, sơ chế
- 1 con gà ác
- 1 gói thuốc bắc
- 2 chén nước lọc
- 3 miếng vỏ quít khô (Trần bì)
- 5 miếng thịt xá xíu
- Một thìa nhỏ bột nêm canh

Cách thực hiện
- Ngâm vỏ quít cho nở mềm
- Gà mổ bụng rửa sạch, để ráo.
- Đun sôi nước vỏ quít, cho gà vào trần sơ qua, vớt gà ra để ráo
- Cho 2 chén nước lọc vào nồi nhỏ + thuốc bắc + gà vào nấu độ 1 giờ.
- Trở gà nhiều lần cho chín đều.
- Sau khi đã đun gà được 1 giờ, cho tất cả hỗn hợp vào thố + yến đã sơ chế + xá xíu.
Tiềm thêm 1 giờ bằng cách chưng cách thuỷ
Tắt bếp, cho bộ nêm cho vừa đủ.
Để nguyên trong thố, dùng nóng.

Cách dùng yến sao để phát huy tối đa công dụng đối với mọi lứa tuối

Yến sào được xếp vào loại cao lương mỹ vị, với 31 nguyên tố vi lượng cần thiết giúp cho sự phát triển trẻ em và người lớn tuổi. Yến sào chứa hàm lượng protein cao, bên cạnh đó 18 loại axit amin giúp tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể. Chính vì thế, Quý khách cần trang bị cho mình những kiến thức về cách dùng tổ yến sào sao cho hiệu quả tốt nhất nhằm tránh làm mất đi nguồn dinh dưỡng quý giá từ thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.”

Yến sào có công dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, có khả năng tái tạo da, chống lão hóa, giúp cân bằng quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đặc biệt hỗ trợ người bệnh trong quá trình điều trị (yến sào không có chức năng thay thế thuốc)… Các đối tượng nên dùng yến sào bồi bổ sức khỏe như:
  • Trẻ em.
  • Người lớn tuổi.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Phụ nữ làm đẹp.
  • Người bệnh trong quá trình điều trị.
  • Người khỏe mạnh nên dùng yến sào đều đặn sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cách dùng yến sào hiệu quả cho người lớn tuổi:

Yến sào đặc biệt tốt cho người già, người cần hồi phục sức khỏe sau khi đau ốm, phẫu thuật, vì thành phần yến sào rất giàu Proline (5,27%), Axit aspartic (4,69%) là các chất rất quan trọng cho sự tăng trưởng mô và cơ, tái tạo tế bào. Từ đó, yến sào giúp tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích sinh trưởng tế bào, phục hồi các tế bào bị tổn thương, cải tạo làn da, giữ mãi sự trẻ trung. 
Tháng đầu tiên: mỗi ngày dùng 1 chén, nên dùng khoảng 150gr yến.
Tháng thứ 2 trở đi: nên dùng cách ngày 1 lần đều đặn, nên dùng khoang 100gr yến.



Cách dùng tổ yến hiệu quả cho trẻ em:

Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, hay mắc các bệnh do môi trường thay đổi thì việc dùng yến sào sẽ giúp bé bổ xung thêm nhiều acid amin, canxi, protein và các nguyên tố vi lượng khác có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp bé hấp thụ và tiêu hóa tốt hơn qua màng ruột. Bé được dùng tổ yến thường xuyên chóng lớn, tăng cường kích thích sinh trưởng của các tế bào… 

Bé dưới 12 tháng tuổi không nên dùng yến sào.
Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: đây là giai đoạn cơ thể bé cần củng cố hệ miễn dịch để tránh các bệnh thông thường như: ho, cảm lạnh, cảm cúm … 
Trong giai đoạn này bé chỉ nên dùng 50gr yến sào trong 1 tháng và dùng đều mỗi ngày. Tránh cho bé dùng trước khi dùng bữa ăn chính trong ngày, vì vị ngọt của yến sào sẽ làm bé biếng ăn. Nên cho bé ăn thử để tránh trường hợp cơ thể không tiếp nhận yến sào. Nếu bé có dấu hiệu đau bụng thì nên ngừng việc cho bé ăn.

Trẻ em từ 3 đến 10 tuổi: cơ thể trẻ đang trong quá trình phát triển trí tuệ lẫn thể chất, giai đoạn này việc bổ xung dinh dưỡng là điều cần thiết nhất. Nên cho trẻ dùng đều đặn cách ngày 1 lần khoảng 100gr yến trong 1 tháng.

Cách dùng yến sào hiệu quả cho phụ nữ mang thai:

Tổ Yến có thể coi là nguồn dinh dưỡng bổ xung hoàn hảo cho người mẹ và đứa con sắp chào đời, sử dụng tổ Yến có thể cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng phong phú, giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé. Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai dùng yến sào sẽ nhanh lấy lại sức khỏe nhờ hoạt chất EGF có trong yến sào. Các bà mẹ nên chú ý cách dùng qua từng giai đoạn phát triển thai nhi như sau:
Tháng 1 – 3: trong giai đoạn này không nên dùng yến sào.
Tháng 3 – 7: giai đoạn này hệ thống tiêu hóa thai nhi đã ổn định, hệ thống miễn dịch bắt đầu phát triển nên việc bổ xung nguồn dinh dưỡng lúc này là cần thiết. Các bà mẹ nên dùng đều đặn cách ngày khoảng 7gr yến. Trung bình 1 tháng khoảng 100gr yến.
Tháng 8,9: giai đoạn này thai nhi đã phát triển đầy đủ, bé dành thời gian phần lớn là để ngủ. Nên trong giai đoạn này, việc bổ xung nhiều nguồn dinh dưỡng là không cần thiết. Các bà mẹ nên giảm liều lượng còn khoảng 5gr yến sào. Nên dùng cách ngày, trung bình 1 tháng khoảng 70gr yến.

Cách dùng tổ yến hiệu quả cho người bệnh:

Trong thành phần của yến sào có chứa chất acid syalic có tác dụng hồi phục nhanh cơ thể khi bị tổn thương hồng cầu, một số acid amin có hàm lượng cao như aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) giúp phục hồi các tế bào cơ, mô tế bào. Đặc biệt acid syalic và Tyrosine giúp phục hồi nhanh cơ thể bệnh nhân ung thư sau xạ trị, hóa trị, bệnh nhân sau khi mổ (nhất là về phổi, thận). Chính vì thế, việc bổ xung nguồn dinh dưỡng từ yến sào đối với người bệnh là điều rất cần thiết
Người bệnh đang trong giai đoạn điều trị nên dùng đều đặn mội ngày 1 chén yến chưng đường phèn, trung bình dùng khoảng 150gr yến sào 1 tháng.
Tuy nhiên, tổ yến không phải là thuốc nên hoàn toàn không có chức năng chữa bệnh như những lời đồn thổi.
Những lưu ý khi dùng yến sào:

Sơ chế: Đầu tiên ngâm nở tổ yến trong nước lạnh trong khoảng thời gian 2giờ (nếu thấy yến tơi ra là được). Khi ngâm cần lưu ý nước phải ngập tổ yến để tổ yến hút đủ lượng nước cần thiết. Sau đó cho yến vào ray, đặt ray vào tô nước dùng muỗng khuấy nhẹ đồng thời nhấc lên nhấc xuống (làm sạch)

Chế biến: Cách nấu yến tốt nhất là chưng cách thủy, sẽ giữ được các chất của tổ yến. Dù bạn có chế biến món gì, cũng nên chưng cách thủy tổ yến riêng, rồi mới trộn vào các món là tốt nhất.

Ăn yến thường xuyên mới có tác dụng bồi bổ tốt nhất. Nên ăn hàng ngày hoặc cách ngày đều đặn một lượng yến nhỏ thay vì thỉnh thoảng mới ăn một lượng yến lớn.

Ăn yến tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ. Vì buổi tối, khi ngủ được khoảng 1 giờ thì nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, khi đó nếu có nhiều nguyên liệu do thức ăn cung cấp sẽ làm cho cơ thể tận dụng tốt nhất để phát triển.

Ai nên thận trọng khi dùng yến: Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng, em bé sơ sinh không nên dùng yến sào. Khi dùng cho các em bé, nên thử từ từ. Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da mét, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng… không nên dùng yến sào.

Cách làm một số món chè từ yến

Nhiều người khi thực hiện chế độ ăn kiêng thường quan niệm bỏ qua các món ăn ngọt. Tuy nhiên, bạn lại không biết rằng món chè yến ngũ quả lại xứng đáng được xếp vào thực đơn ăn kiêng.Chè yến ngũ quả đơn giản, dễ làm và là một trong những món có thể ăn thoải mái mà không hề lo lắng bị tăng cân.
Yến sào cách chế biến không nhất thiết cần phải quá cầu kỳ. Hôm nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách chế biến chè yến ngũ quả cho mùa hè nóng nực sẽ giúp bạn bồi bổ làm mát cho cơ thể, giải nhiệt nhanh chóng hiệu quả và phù hợp với chế độ ăn kiêng


Đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:

– Tổ yến sào 20g.

– Hạt sen: 10 hạt.

– Táo đỏ: 10 hạt.

– Bạch quả: 10 hạt.

– Đậu xanh, kỳ tử.

– Đường phèn: 20g

Cách chế biến:

Chế biến chè yến sào khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo 4 bước như sau:

– Bước 1: Sơ chế tổ yến sào bằng cách ngâm yến vào nước ấm khoảng 2 tiếng cho đến khi yến mềm và các sợi yến tơi ra thì tiến hành nhặt sạch lông và các tạo chất bẩn. Vớt yến ra, để ráo nước.

Nếu bạn không có thời gian, bạn có thể chọn các loại yến sào đã được sơ chế sẵn. Bạn chỉ cần việc ngâm yến cho mềm và vớt ra dùng.

– Bước 2: Luộc riêng hạt sen, táo đỏ, bạch quả cho tới khi chúng chín mềm.

– Bước 3: Nấu tan đường phèn và lọc sạch cặn.

– Bước 4: Bỏ tất cả các nguyên vật liệu vào thô, chưng cách thủy trong vòng 45 phút đến 4 tiếng.

Như vậy là nồi chè yến ngũ quả của bạn đã hoàn thành. Múc ra chén và bắt đầu thưởng thức thôi nào.


Chè yến ngũ quả ăn vào có vị thanh mát, ngọt bùi, rất thích hợp trong các tiết trời nóng bức.

Nhưng vì lý do gì mà chè yến ngũ quả được xếp vào danh sách các món ăn giảm cân. Bạn nên biết rẳng:

– Chỉ riêng trong yến sào có đã tới 18 loại axit amin giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch, phục hồi các tế bào bị tổn thương cùng các chất khoáng có lợi cho sức khỏe, tạo nhiều năng lượng cho người dùng nhưng nó lại hoàn toàn không chứa bất kỳ loại chất béo nào.

– Các loại hạt như hạt sen, táo đỏ, bạch quả giàu chất xơ, chất khoáng và vitamin và cũng không gây béo phì.

Do đó, chè yến ngũ quả được xem là một món ăn cung cấp nhiều năng lượng cho một ngày hoạt động mệt mỏi nhưng lại không hề gây tăng cân cho những người béo phì.
Có thể ăn nóng hoặc để nguội cho vào ngăn mát tủ lạnh rồi ăn. Yến sào cách chế biến không phải quá phức tạp phải không các bạn !
Ngoài món chè yến ngũ quả thì COCKTAIL TỔ YẾN cũng là một món ăn rất ngon.Món cocktail có tác dụng làm đẹp da, bổ phổi, chống mệt mỏi

1. Nguyên liệu

20gr tổ yến đã ngâm nở & làm sạch, chưng chín
1 trái táo
1 trái lê
100gr dưa hấu
Có thể thêm bớt các loại trái cây tùy thích
50ml nước
20gr đường cát (có thể thêm đường nếu muốn ăn ngọt)
Đá bào

2. Chế biến
Bước 1: Nấu nước + đường, để nguội
Bước 2: Táo, lê, dưa hấu cắt hạt lựu

3. Trình bày
Cho đá bào vào ly thủy tinh, sau đó cho trái cây và nước đường vào, để tổ yến lên trên

4. Công dụng

Đẹp da, bổ phổi, chống mệt mỏi

Cách chế biến Súp yến sào cang cua

Yến sào là một trong những dược phẩm vô cùng bổ dưỡng được sử dụng bời bổ sức khỏe, làm nước uống, làm đẹp cũng là một trong những nguyên liệu để chế biến món ăn vô cùng tuyệt vời. Yến sào súp càng cua là một trong những món ăn bổ sung dinh dưỡng tốt cho bồi bổ cơ thể.

Sau đây tôi xin hướng dẫn các bạn làm món Súp yến sào càng cua:

Chuẩn bị nguyên liệu:

- Yến sào: 10g .

- Cua và càng cua tươi .

- Dăm bông : 50g.

- 1 trái bắp Mỹ.

- 10g nấm đông cô .

Cách làm món súp yến càng cua:

Bước 1:
Làm sạch tổ yến.
Luộc càng cua chín để nguội, bóc vỏ, ngâm phần chân xé tơi, phần càng để nguyên.

Bước 2:
Dăm bông cắt thành sợi nhỏ. Bắp Mỹ cắt thành 1/2 hạt. Nấm đông cô ngâm nở, mềm, cắt thành 1/3.

Bước 3:
Cho tổ yến vào chén chưng cách thủy 20 phút. Cho 2 chén nước dùng vòa đun sôi. Tiếp theo là cho bắp Mỹ vào đun tiếp 3 phút.
Cho nấm đông cô, dăm bông và thịt cua vào. Sau đó nêm bột canh cho vừa.
Bước 4:
Khi hỗn hợp sôi đều pha 2 muỗng bột bắp vào cùng với 1/2 chén nước. Cho vào nối khuấy đều đến khi súp trong nồi sánh lại.

Thưởng thức:
Cho súp ra tô, xếp 3 càng cua đã bóc vỏ lên mặt. Cho tổ yến đã hấp chín lên sau đó và có thể trang trí với ngò và tiêu.
Chúng ta đã có một món súp yến sào càng cua không những đẹp mắt mà còn rất ngon và dinh dưỡng.
Chúc Quý khách ngon miệng.